Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Màng Dễ Dàng

Với năng suất và chất lượng cây trồng cao cũng như có thể giảm thiểu được sức lao động tay chân tối thiểu thì phương pháp trồng trọt này đang được áp dụng rất phổ biến. Hãy theo dõi bài viết sau của Ngọc Thành Farm để hiểu kỹ hơn về quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng nha.

quy-trinh-ky-thuat-trong-dua-luoi-trong-nha-mang
Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng theo tiêu chuẩn đơn giản

Nhà vườn Ngọc Thành Farm – Bỏ sỉ dưa lưới chất lượng, cam kết không thuốc trừ sâu, được trồng trong môi trường khép kín trong nhà màng. Mang đến những trái dưa lưới chất lượng, ngon, rẻ. Liên hệ để mua: 0932 920 884

Giai đoạn chuẩn bị nhà màng

  • Bạn cần phải lưu ý những đặc điểm khác biệt của nhà màng trồng dưa lưới. Mô hình nhà màng thông thường sẽ được thiết kế với 2 cửa thông gió và phần mái cố định.
  • Phần màng sử dụng bao bọc bên ngoài có thể được làm từ chất liệu polyme kết hợp cùng với những vách ngăn côn trùng. Đương nhiên là không nên sử dụng những lại màng có lỗ quá thưa hoặc quá dày. Bởi điều này sẽ hạn chế những hiệu quả mong đợi của chúng ta.

Chuẩn bị giống cây trồng và giá thể trồng dưa lưới

  • Để đạt được lợi nhuận kinh tế cao thì bạn nên chọn lọc những loại hạt giống tốt. Tuỳ thuộc vào điều kiện gieo trồng cũng như nhau cầu của thị trường mà bạn có thể sử dụng những loại hạt giống có xuất xứ khác nhau. Đương nhiên cũng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào kinh tế của bạn đối với quy trình này.
  • Taki, tazoti, taka,… là một trong những loại hạt giống được yêu thích và sử dụng khá nhiều. Thời gian sinh trưởng và phát triển sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại giống khác nhau và tất nhiên năng suất tạo ra cũng sẽ khác nhau.
  • Khi tiến hành ươm cây non thì giá thể sẽ rất cần thiết. Đó chính là hỗn hợp bao gồm mụn xơ dừa, phần chất hữu cơ và tro trấu. Lưu ý phải đảm bảo rằng giá thể luôn luôn sạch sẽ, thông thoáng và đầy đủ dưỡng chất. Bởi đó chính là những điều kiện tốt nhất để cây có thể sinh trưởng và những cây con cho ra sẽ tốt nhất.

Hệ thống tưới nước trong nhà màng

Đối với mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng thì hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ cần có: nguồn nước, bể chứa dung dịch dinh dưỡng, hệ thống dẫn nước, máy bơm, đầu tưới, ống PVC,…

> Tìm hiểu thêm:

Dinh dưỡng cho cây dưa lưới và cách chăm sóc dưa lưới nhà màng

quy-trinh-trong-dua-luoi-trong-nha-mang-tieu-chuan
Cách chăm sóc dưa lưới trong nhà màng hiệu quả nhất

Dinh dưỡng

  • Một yếu tố cực kỳ cần thiết và quan trọng trong việc tiến hành quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng chính là nguồn cung dinh dưỡng. Những yếu tố đa vi lượng sẽ phải được cung cấp một cách đầy đủ và thực hiện vào đúng thời điểm.
  • Nguồn nước được sử dụng để tưới cho cây phải là nước sạch và có nồng độ pH nằm trong khoảng 6 – 7, đó là nồng độ phù hợp nhất cho cây. Phân bón cần phải cung cấp đầy đủ những nguyên tố cần thiết là N, K, P, Ca, S, Mg,… Đây là những yếu tố giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Chăm sóc

  • Để đạt được năng suất và hiệu quả cao nhất trong quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng thì bạn cần thiết phải nhớ được những nguyên tắc cực kỳ chính xác khi chăm sóc cây. Đó chính là việc treo cây, tỉa chồi và thụ phấn cho cây,… Tất nhiên ngăn ngừa sâu bệnh và chữa trị cho những cây nhiễm bệnh là phần không thể thiếu.
  • Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng thông thường sẽ gặp phải những loại côn trùng gây bệnh như là phấn trắng, rầy, bọ trĩ,… Chính vì thế mà bạn phải sử dụng đến những giải pháp phòng ngừa sinh học để giải quyết vấn đề này. Đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc và sử dụng đúng cách chính là nguyên tắc xử lý vấn đề sâu bệnh này.

Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng chuẩn

  • Quy tình này sẽ cần phải áp dụng những kỹ thuật trồng dưa lưới như là trồng bằng túi PE hoặc trồng trên máng giá thể. Mỗi kỹ thuật khác nhau sẽ có những lưu ý khác nhau.
  • Khi áp dụng cách trồng trên máng giá thể thì mỗi máng phải có kích thước khoảng 30cm cao khoảng 20cm. Chiều cao còn tùy thuộc vào chiều cao của vườn trồng. Mỗi cây dưa lưới sẽ phải để cách nhau khoảng 40cm.
  • Khi áp dụng cách trồng trong túi PE: túi sử dụng phải có kích thước khoảng 32x18cm sẽ tương đương khoảng 2.5 kg giá thể. Có thể sử dụng 1 túi PE cho một cây dưa, trồng theo hàng đôi hoặc là hàng đơn.
  • Các cây dưa phải cách nhau khoảng 40cm trên cùng 1 hàng. Khoảng cách phù hợp nhất giữa 2 hàng đơn là 1.2m và 1.6m cho 2 hàng đôi.
  • Ngoài ra khi sử dụng quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng thì bạn cần phải lưu ý rằng mật độ của cây trồng sẽ phụ thuộc vào mùa vụ.
  • Khi mùa mưa bắt đầu ánh sáng sẽ yếu đi, lúc nào có thể xảy ra tình trạng tạo lưới không đều và một số cây có thể bị nứt quả. Mật độ ở mùa khô có thể cho khoảng 2500 – 2700 cây/ 1000m2, ngược lại đối với mùa mưa sẽ cho khoảng 2200 – 2500 cây/ 1000m2.

Kết luận

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Ngọc Thành Farm về quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng. Hy vọng rằng những thông tin mà Ngọc Thành Farm đã cung cấp trên sẽ hữu ích với các bạn.

5 thoughts on “Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Màng Dễ Dàng

  1. Pingback: 8 giống dưa lưới phổ biến nhất hiện nay trên thị trường

  2. Pingback: Hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa lưới trên ruộng công nghệ cao

  3. Pingback: Quản lý nhiệt độ và độ ẩm trong nhà kính cho dưa lưới - Ngọc Thành Farm

  4. Pingback: Quản lý nhiệt độ và độ ẩm trong nhà kính cho ra những quả dưa lưới chất lượng - Ngọc Thành Farm

  5. Pingback: Thiết kế và xây dựng nhà kính để trồng dưa lưới - Ngọc Thành Farm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0932920884