Dưa lưới là một trong những loại cây leo giàn, vì vậy khi dưa lưới bắt đầu phát triển nhanh, nhánh của chúng sẽ tua ra khắp nơi. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải thiết kế giàn leo cho chúng. Vậy bạn đã biết cách làm giàn dưa lưới hay chưa. Hãy cùng Ngọc Thành Farm theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết nha.
Bạn muốn mua dưa lưới ngon, sạch và an toàn, liên hệ ngay với Ngọc Thành Farm: 0932 920 884
Nội dung
Những vật dụng cần chuẩn bị để làm giàn dưa lưới
Giàn leo cho dưa lưới có thể được làm từ rất nhiều chất liệu khác như chẳng hạn như tre, gỗ, nứa, cột bê tông, sắt,… hoặc chỉ đơn thuần là những sợi dây. Tuy nhiên, không phải là loại giàn nào cũng sẽ phù hợp mà chúng sẽ phụ thuộc vào cách bạn tính toán diện tích mà bạn trồng dưa lưới, phương pháp trồng trọt của bạn và cả kinh tế tài chính mà bạn chi ra để làm giàn nữa.
Những vật dụng làm giàn khác nhau sẽ tùy thuộc vào những chất liệu làm giàn tương đương. Nếu như bạn chọn cách làm giàn leo bằng tre, nứa, gỗ thì những vật dụng cần chuẩn bị là những thanh dài, chắc chắn cùng với những sợi dây kẽm để cố định các đầu lại với nhau.
Còn nếu bạn quyết định làm giàn bằng sắt thì vật dụng cần chuẩn bị là những sắt sơn tĩnh điện, máy hàn sắt, ốc vít, bu lông giúp cố định những thanh sắt với nhau. Bên cạnh đó, một điều không thể thiếu khi làm giàn leo dưa lưới chính là dây lưới leo cây.
Đường kính của sợi lưới khoảng 2mm
Kích thước mỗi ô lưới sẽ là 10x10cm
Quy cách lưới sẽ là 1m x 2m, 2m x 2m, 2m x 3m và 3m x 4m.
>>> Mẫu túi trồng dưa lưới PE chất lượng
Thiết kế giàn trồng dưa lưới đơn giản
Cách làm giàn dưa lưới yêu cầu bạn phải tính toán giàn leo một cách phù hợp, đặc biệt là đối với các trang trại, với diện tích lên đến hàng nghìn m2 và số lượng cây trồng tương đối lớn, vì thế mà giàn leo cần phải đơn giản và hiệu quả nhất để hạn chế các cây dưa lưới sẽ chèn ép nhau và không quá sát nhau bởi dưa lưới rất dễ để lây lan nguồn sâu bệnh. Chính vì vậy mà đối với các trang trại thì bạn nên sử dụng dây leo cho từng cây dưa lưới.
Đối với những gia đình muốn trồng dưa lưới trên sân thượng hoặc ban công với lượng cây trồng khá ít thì có thể sử dụng loại giàn leo làm từ gỗ, tre, nứa,… với thiết kế hình chữ A. Đối với số lượng cây trồng khoảng 10 cây trở lên thì nên sử dụng giàn leo đứng bằng sắt sẽ rộng rãi hơn và nâng cao tính thẩm mỹ hơn.
Giàn leo cho cây dưa lưới không cần phải thiết kế quá cao như những loại cây leo giàn khác bởi vì giàn leo càng cao thì cây trồng sẽ càng dễ đậu nhiều trái. Tuy nhiên, đối với cây dưa lưới chỉ cần 1 – 3 quả để cây có đủ chất nuôi quả thơm ngon nhất nên chỉ cần thiết kế giàn leo thấp.
Cách làm giàn dưa lưới hình chữ A
Bước 1:
Cố định các cọc nứa, tre hoặc gỗ xuống đất, cố định các cọc đan chéo vào nhau giống như hình chữ A và 1 thanh ngang nối ở giữa các cọc và tạo thành khung sườn có hình chữ A một cách hoàn chỉnh và vững chắc. Các cọc sẽ được liên kết với nhau bằng dây kẽm giúp đảm bảo khung giàn chắc chắn và hạn chế được những tác động về mặt thời tiết như mưa to, gió lớn.
Bước 2:
Sử dụng tấm lưới để làm giàn dây leo. Lưới sẽ được phủ ở 2 bên khung chữ A, được cố định chắc chắn với khung chữ A bằng dây kẽm. Lưu ý rằng nên căng lưới và trải lưới đều ở 2 bên giàn nhằm giúp các cây dưa lưới có thể dễ dàng leo lên.
>> Tham khảo thêm: Cách thụ phấn cho dưa lưới công nghệ cao
Cách làm giàn dưa lưới bằng sắt
Bước 1:
Đóng các cọc sắt xuống đất hoặc cố định các cọc sắt trên sàn bê tông, sắp xếp các cọc sắt thành hình 2 chữ II, song song và cách nhau khoảng 2 – 3m tuỳ thuộc vào diện tích mà bạn muốn thiết kế giàn leo dưa lưới.
Bước 2:
Có thể sử dụng những thành sắt ngang để nối giữa các cọc và tạo thành một khung giàn hoàn chỉnh cũng như chắc chắn hơn giúp cho giàn leo dưa lưới tránh bị đổ ngã khi có mưa to, gió lớn.
Bước 3:
Giăng lưới vào giữa các cọc cắt giúp cây dưa lưới dễ leo lên, dùng kẽm để cố định với các thanh sắt để tạo nên độ căng cho cây leo. Để tạo độ vững chắc thì các mối nối nên cách nhau 0,5m.
Bước 4:
Kiều giàn leo đứng này có thể phủ nóc, che bạt, phủ màng nilon trong suốt hoặc phủ lưới cho cây dễ leo lên. Bạn nên sử dụng cách phủ màng nilon cho cây dưa lưới bởi chúng không phù hợp với tiết trời nhiều mưa.
Lựa chọn vị trí phù hợp để trồng dưa lưới
Dưa lưới là loài cây trồng rất ưa sáng, vì vậy mà bạn nên ưu tiên trồng dưa lưới ở những vị trí có nhiều ánh sáng và rộng rãi. Bạn cũng có thể tận dụng những khoảng sân trước nhà hoặc sân thượng hay ban công đều được. Nên hạn chế trồng dưa lưới ở những nơi râm hoặc chật hẹp sẽ khiến cây phát triển chậm và ra ít quả.
Kết luận
Bài viết trên là những chia sẻ của Ngọc Thành Farm về cách làm giàn dưa lưới và những vật dụng cần thiết khi làm giàn dưa lưới. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên sẽ hữu ích với các bạn.
Pingback: Khám phá vườn dưa lưới trên sân thượng vạn người mê
Pingback: Mua hạt dưa lưới F1 nhật bản giá bao nhiêu? |Ngọc Thành Farm