7 LOẠI BỆNH TRÊN CÂY DƯA LƯỚI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Bệnh trên cây dưa lưới là thành phần đáng quan ngại nhất đối với nhà nông vì phải mất ăn mất ngủ lo lắng về cách phòng cũng như là chữa bệnh cho vườn cây dưa lưới của mình. Vì vậy hãy theo ngocthanhfarm tìm hiểu các loại bệnh trên cây dưa lưới cách nhận biết cũng như cách khắc phục và phòng tránh nhé

1 Bệnh sương mai, đốm phấn

Bệnh sương mai trên dưa lưới do một loại nấm có tên khoa học Pseudoperonospora cubensis gây ra. Các sợi nấm hình ống len lỏi vào tế bào và hút chất dinh dưỡng của lá cây khiến lá cây biến đổi từ xanh sang màu nâu nhạt hoặc vàng. Bệnh này xuất hiện quanh năm và nặng nhất trong mùa mưa và những ngày có sương mù vào buổi sáng làm bệnh trên cây dưa lưới trở nên nặng hơn và không đạt năng suất

bệnh sương mai đốm phấn
bệnh sương mai đốm phấn trên dưa lưới

2 Bệnh thối trái non

Bệnh này do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra. Nấm này phát triển mạnh vào mùa mưa và độ ẩm cao. Khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày từ khi hoa thụ phấn nấm bệnh sẽ bắt đầu gây hại cho trái dưa nốn bị vàng úa, héo, thối đen và rụng. Trong trường hợp này nếu bệnh nặng sẽ làm cho cây bị thối rễ và chết.

Bệnh thối trái non trên dưa lưới
bệnh thối trái non trên dưa lưới

3 Bệnh thán thư

Dấu hiệu của bệnh thán thư trên cây dưa là những đốm tròn không đều nhau, nâu đen hoặc vàng lá có kích thước tư 3 đến 10mm. Lá bệnh phát ra có nhiều đốm, lá bị nhăn, trên quả đốm bệnh bị úng nước, phát triển nhanh liên kết tạo thành các vết thối rộng.

Bệnh thán thư trên dưa lưới
Bệnh thán thư ảnh hưởng đến cây dưa lưới

4 Bệnh thối thân, nứt chảy nhựa cây

Bệnh này ban đầu xuất hiện những đốm hình bầu, hơi lõm màu vàng nhạt có nhựa màu nâu đỏ ứa ra. Bệnh này còn có tên gọi khác là nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới. Bệnh khi bị nặng sẽ làm cho cây không phát triển bị nứt thành vệt dài, quả không phát triển và làm chết cây. Điều kiện gây ra bệnh trên cây dưa lưới này do có độ ẩm cao, nhiệt độ cao, bón quá nhiều đạm.

Bệnh thối thân, nứt chảy nhựa cây
Bệnh thối thân, nứt chảy nhựa cây

5 Bệnh héo thân, chết cây non

Nguyên nhân ở đây là do đất trồng, có thể bị nhiễm nấm, thời tiết xấu mưa ẩm kéo dài. Ngoài kết hợp các loại phân bón, đặc trị thì trước khi xuống giống, bà con cần xử lý đất khử trùng đất bằng nước vôi trong vầ làm đất thông thoáng nhất có thể

Bệnh héo thân chết cây non
Bệnh héo thân chết cây non

6 Bệnh lở cổ rễ, thối gốc

Khi bệnh xuất hiện thì phần gốc sát mặt đất xuất hiện những chấm nhỏ màu đen sau đó lan rộng nhanh bao bọc quanh cổ rễ khiến lá cây bị héo úa. Sau khoảng 1 tuần thì rễ cây và gốc cây bị thối nhũn, cây đổ gục và chết. Điều kiện là khí hậu có độ ẩm cao, mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường, đất trũng và ứ nước sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thối gốc ở cây

Bệnh lở cổ rễ, thối gốc
Bệnh lở cổ rễ, thối gốc

7 Bệnh phấn trắng

Bệnh này phổ biến trên cây dưa lưới với các đốm vàng nhỏ xuất hiện trên thân và dần chuyển sang màu trắng bao phủ toàn bộ lá và thân và cả quả. Cây bị năng sẽ cho năng suất và chất lượng trái kém và nguy cơ cây bị chết.

Bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới
Bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới

Đó là các loại bệnh trên cây dưa lưới mà chúng ta hay gặp phải. Vì vậy, nên chúng ta phải chăm sóc những cây dưa lưới cho kĩ càng không nên lơ là và phòng bệnh hơn chữa bệnh dưới đây là những cách phòng tránh bệnh hiệu quả dành cho những nhà nông đang trồng và dự định trồng dưa lưới.

Cách phòng chống các bệnh trên cây dưa lưới

Phòng bệnh hơn là chữa bệnh đừng đợi tới lúc cây bệnh rồi mới đi phòng thì đã quá muộn. Nếu để bệnh xuất hiện sẽ lây lang và ảnh hưởng lớn đến năng suất và doanh thu. Đây là nhưng biện pháp phòng bệnh trên cây dưa lưới

  • Loại bỏ các lá già, lá bị bệnh, loại bỏ cỏ dại để tránh các tác nhân gây bệnh
  • Mật độ trồng phân bổ thưa hợp lí, không quá dày để bớt độ ẩm khi cây giao tán và tránh lây lan bệnh
  • Bón phân bón NPK đầy đủ, cân đối, chú ý bón URE, trong mùa mưa bón nhiều URE hoặc hữu cơ tươi dễ gây ngộ độc cho cây và nấm dễ xâm nhập
  • Lưu ý độ ẩm: Nhiệt độ và độ ẩm không khí là các nhân tố quan trọng cho sự phát triển của cây trồng
  • Sử dụng giống kháng hay chống chịu bệnh tốt
  • Không trồng liên tục cây cùng họ bầu bí (luân canh với các cây trồng khác họ bí)
  • Luống trồng thoát nước tốt (Làm liếp cao, thoát nước đặc biệt trồng dưa trong mùa mưa)
  • Vệ sinh ruộng trồng, tỉa lá, tiêu hủy,các lá cây bị nhiễm bệnh và nghi bị nhiễm, dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ thu hoạch

Đây là những biện pháp phòng ngừa những tác nhân gây bệnh trên cây dưa lưới. Mong qua những biện pháp này sẽ giúp cho bà con nông dân nhằm 1 phần nào giúp cho bà con giảm thiệt hại do các bệnh trên cây trồng gây ra

Biện pháp sử dụng hóa chất để phòng bệnh cây trên dưa lưới

Trong trường hợp nguy cấp, nhà nông hãy sử dụng các biện pháp khác để bảo vệ dưa lưới khỏi các bệnh trên cây dưa lưới một cách kịp thời, không làm ảnh hưởng đến mùa màng.

Phun thuốc: Nhà nông hãy phun thuốc phủ lên cây và tưới vào gốc cây một lượng phù hợp để phòng và ngừa những bệnh trên cây dưa lưới gây ra khi vừa mới xuất hiện ( xử lý từ 2 đến 3 lần cách nhau 1 tuần)

Bón phân hữu cơ: Nên bón phân hữu cơ nhằm giúp cây bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng giúp cây khỏe hơn và cũng tránh được đa số các các loại vi khuẩn nguy hiểm làm giảm nguy cơ bệnh trên cây dưa lưới

Kết luận:

Dưa lưới là một trong những trái cây có hiệu quả về nền kinh tế cao. Do vậy nhằm canh tác tốt, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân, cho nên chúng ta cần lưu ý trong công tác canh tác và chăm sóc đúng cách. Bài viết trên cũng nhằm giúp bà con nông dân thêm kiến thức và chăm sóc sao cho hiệu quả vag ngăn chặn các loại bệnh trên cây dưa lưới một cách an toàn nhất.

4 thoughts on “7 LOẠI BỆNH TRÊN CÂY DƯA LƯỚI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0932920884