Quy trình trồng dưa lưới ngoài trời đúng chuẩn, tốt nhất

Dưa lưới là loại quả mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào. Chính vì thế mà mọi người thường nghĩ sẽ rất khó để trồng được dưa lưới. Liệu có khó để trồng dưa lưới ngoài trời không. Cùng Ngọc Thành Farm tìm hiểu trong bài viết sau nha.

trong-dua-luoi-ngoai-troi
Liệu tự trồng dưa lưới ngoài trời có khó hay không?

Nhà vườn dưa lưới Ngọc Thành Farm chuyên cung cấp dưa lưới số lượng lớn đạt chuẩn, chất lượng từng trái. Liên hệ để được tư vấn rõ hơn về giá: 0932 920 884

Dưa lưới thích hợp trồng  trong điều kiện thời tiết như thế nào?

Dưa lưới cũng giống như các loại dưa lê, chúng dễ thích nghi với điều kiện khí hậu tương đối ấm áp, khô ráo và có ánh sáng đầy đủ. Dưa lưới là một loại cây trồng ưa nhiệt, vì vậy mà dưa lưới rất dễ trồng vào những mùa khô ráo và ít mưa. Tháng 2 – 9 hàng năm là những thời điểm thích hợp nhất để trồng dưa lưới ngoài trời trong năm. Khi trồng dưa lưới không nên trồng vào những khi thời tiết chuyển lạnh hoặc trời âm u. Bởi vì dưa lưới sẽ phát triển rất chậm và dễ bị sâu bệnh phá hoại cũng như sẽ ra trái rất nhỏ với năng suất thu hoạch rất thấp.

Điều kiện đất trồng dưa lưới ngoài trời như thế nào?

Dưa lưới cần được trồng trong điều kiện đất trồng tơi xốp thoát nước. Dưa lưới nên được trồng trên các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất trộn trấu, đất phù sa. Đây là những loại đất thích hợp nhất để trồng dưa lưới.

Những giai đoạn trồng dưa lưới ngoài trời

Giai đoạn ngâm và gieo hạt giống dưa lưới

  • Để trồng được những cây dưa lưới mang lại lợi nhuận kinh tế cao, điều quan trọng trước tiên là phải chọn được hạt giống tốt.
  • Tiếp đó, ngâm hạt giống đã qua chọn lọc trong nước ấm khoảng từ 4 – 5 tiếng.
  • Cuối cùng của bước này là mang hạt giống đã ngâm vào ủ trong khăn ấm trong khoảng 1 ngày nhằm để hạt giống nứt nanh.

Giai đoạn gieo hạt giống dưa lưới

  • Cho hạt giống đã ngâm vào bầu ươm và phủ lên một lớp đất mỏng, để bầu ươm ở nơi râm mát và tưới nước cho hạt để giữ ẩm. Đất dùng để ươm hạt nên dùng loại đất trộn với phân trùn hoặc là phân chuồng để có đủ dưỡng chất giúp cây con khỏe mạnh hơn.
  • Sau 2 ngày ươm hạt giống thì cây sẽ bắt đầu nảy mầm. Lúc này bạn chỉ cần tưới cho cây lượng nước vừa đủ để cây phát triển.
  • Sau khoảng thời gian 8 – 10 ngày thì sẽ cho ra 2 lá thật.
  • Khi ươm giống, gieo hạt giống vào bầu ươm, sau đó tưới đẫm nước và bảo quản ở nơi râm mát. Trong khoảng thời gian này, không nên tưới quá nhiều nước sẽ khiến cho hạt giống bị úng nước và không thể nảy mầm. Để bổ sung thêm chất dinh dưỡng giúp hạt nhanh chóng nảy mầm thì đất ươm nên trộn với phân trùn hoặc là phân chuồng mục.
  • Sau khi cây ra lá thật thì mang trồng vào thùng lớn. Lưu ý nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước giúp cây phát triển mà không làm trôi hết phân đã bón cho cây.

Giai đoạn trồng cây con

  • Khi cây bắt đầu cho ra 2 – 3 lá thật thì bạn bắt đầu mang ra chậu lớn để trồng. Nếu trồng trong chậu hoặc thùng xốp thì nên chọn những loại chậu hoặc thùng xốp sâu và rộng bởi vì dưa lưới sẽ cho trái khá to.
  • Tạo một hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa lưới con ra, rạch bao nylon ra và đặt chậu vào lỗ sâu. Vùi kín bầu cây dưới đất và đôn cho chặt gốc. Phủ xung quanh gốc một lớp rơm rạ, gỗ mùn hoặc cỏ khô giúp giữ ẩm cho cây trong khoảng thời gian đầu.
  • Nên tiến hành trồng cây vào buổi chiều mát khi vừa tắt nắng. Khi trồng cây con lưu ý tưới nước 2 lần mỗi ngày và tạo bóng râm che phủ trong khoảng 1 tuần đầu tiên giúp cây con hồi sức.

Cách chăm sóc dưa lưới chuẩn

cach-trong-dua-luoi-ngoai-troi-don-gian
Hướng dẫn cách chăm sóc dưa lưới tự trồng ngoài trời đạt chuẩn
  • Đất sử dụng trồng dưa lưới ngoài trời phải tơi xốp và cần được tưới nước thuyển xuyên. Cần bón thêm nhiều phân NPK nhằm giúp cây nhanh ra hoa và đậu trái. Cây sẽ khó đậu trái, cho ra trái còi cọc và vị rất nhạt nếu chỉ tưới cây đơn thuần bằng nước không.
  • Cần phải cắt tỉa lá và bấm ngọn kể từ khi cây cho 2 – 3 lá thật. Cần ngắt hết lá cho đến khi đến lá thứ 8 – 10 thì giữ lại nhánh đó. Khi cây phát triển lên khoảng 22 – 25 lá thì bạn nên cắt bớt ngọn giúp cây có sức nuôi quả.
  • Khi dưa lưới bắt đầu ra khoảng 4 – 5 lá thật thì bắt đầu làm giàn leo. Có thể đóng cọc hoặc buộc dây nylon làm giàn lưới.
  • Lưu ý rằng thời gian đậu quả nếu như có quá nhiều hoa đậu quả thì nên ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra khoảng 2 – 3 quả nhằm giúp cây có đủ sức nuôi quả.
  • Trong giai đoạn dưa lưới cho quả lớn thì cần sử dụng đến dây treo cây lên nhằm giảm sức nặng của quả có thể kéo gãy cây.

Bón phân cho dưa lưới

  • Cần bón thêm phân kali và đạm khi cây đã có 4 – 5 lá. Để giữ ẩm cho cây và tránh đất bị xói mòn khi tưới nước thì nên phủ thêm xơ dừa quanh gốc. Cần tưới đạm pha loãng quanh gốc khi cây đến giai đoạn phát triển lá.
  • Khoảng thời gian sẽ là 1 tháng tính từ ngày quả bắt đầu phát triển và chín, trong khoảng 1 tháng này cần phải bón thêm phân NPK hàng tuần giúp quả phát triển nhanh và tốt. Trước khi thu hoạch khoảng 15 ngày nên bón thêm kali và đạm hàng tuần.

Kết luận

Bài viết trên là những chia sẻ của Ngọc Thành Farm về những cách trồng dưa lưới ngoài trời. Hy vọng rằng những thông tin mà Ngọc Thành Farm đã cung cấp trên sẽ hữu ích với các bạn.

One thought on “Quy trình trồng dưa lưới ngoài trời đúng chuẩn, tốt nhất

  1. Pingback: Hạt giống dưa lưới F1 - Nhập khẩu chính hãng - Siêu Ngon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0932920884