Kỹ thuật trồng cây dưa lưới công nghệ cao trên ruộng

Hiện nay trên nước ta trồng dưa lưới trên ruộng rất phổ biến, dưa lưới được trồng nhiều tại Tphcm, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng. Vì dưa lưới đang rất được sự ưa chuộng của người tiêu dùng trên thị trường, bởi dưa lưới chứa rất nhiều chất tốt cho cơ thể và sức khỏe của con người. Vì vậy hiện nay dưa lưới cũng được trồng rất nhiều và sử dụng công nghệ trồng trọt kỹ thuật cao. VÌ thế Ngọc Thành Farm mời bạn cùng tham khảo kỹ thuật trồng dưa lưới trên ruộng qua những chia sẻ sau.

ky-thuat-trong-dua-luoi-tren-ruong
Kỹ thuật trồng dưa lưới trên ruộng công nghệ cao

Mua dưa lưới chất lượng cao – giá rẻ tại Ngọc Thành Farm. Liên hệ qua số điện thoại: 0932 920 884

Yêu cầu về nhiệt độ trong kỹ thuật trồng dưa lưới trên ruộng

Dưa lưới là một loại quả của vùng nhiệt đới nên sẽ thích hợp với nhiệt độ cao. Để cây dưa lưới có thể phát triển tốt thì cần nhiệt độ từ 25⁰C – 30⁰C. Ở nhiệt độ thấp hơn cây dưa lưới sẽ không thể phát triển tốt được, những cây dưa lưới ở nhiệt độ thấp hơn sẽ rất dễ bị héo húa và không phát triển được bộ rễ của mình nên sẽ héo và chết dần. Cây dưa lưới là giống cây không chịu được nhiệt độ thấp nên trong giai đoạn ra hoa ra trái bị ảnh hưởng bởi nhiệt thì cây dưa lưới rất dễ bị rụng nụ và không thể thụ phấn kết quả được. Nhiệt độ lý tưởng để cây dưa lưới kết hoa, kết quả là nhiệt độ tối thiểu 20⁰C và tối đa là 27⁰C. Khi cây dưa lưới đang ở độ sinh trưởng thì tuyệt đối không nên để cây ở nhiệt độ thấp hơn 15⁰C và không được cao quá 35⁰C.

>> Tham khảo thêm: Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Màng Dễ Dàng

Yêu cầu về ánh sáng trong kỹ thuật trồng dưa lưới công nghệ cao

Dưa lưới là loại cây trồng ưa hạn nhưng không chịu được ngập úng. Bộ rễ của cây dưa lưới phát triển rất nhanh và phân thành rất nhiều nhánh. Cây dưa lưới có lượng thân và lá rất lớn, sự sinh trưởng và kết trái kéo dài nên trong thời kỳ sinh trưởng cây dưa lưới cần được cung cấp đủ lượng nước. Độ ẩm từ 75% – 80% là độ ẩm thích hợp cho cây dưa lưới phát triển. Giai đoạn phát triển của thân và lá thì cây dưa lưới cần nhiều nước để phát triển thân và lá của mình. Đến giai đoạn quả chín thì cần giảm độ ẩm lại vì khi quả chín độ ẩm cao sẽ làm giảm chất lượng quả của dưa lưới.

Yêu cầu về đất và dinh dưỡng trong kỹ thuật trồng dưa lưới

Dưa lưới phù hợp với loại đất canh tác và đất tơi xốp, đất thịt, đất nhiều phù sa. Trong quá trình trồng cây dưa lưới cần sử dụng phân chuồng và NPK một cách cân bằng để cây dưa lưới phát triển tốt nhất. Đất và thành phần dinh dưỡng trong đất sẽ quyết định đến sự tăng trưởng của cây dưa lưới. Cây dưa lưới chỉ phát triển tốt khi đất có khả năng thoát nước hiệu quả. Đất trồng cây dưa lưới cần có độ Ph từ 6 – 6,5 thì cây dưa lưới sẽ phát triển tốt. Thông thường những loại đất có độ Ph nhỏ hơn sẽ làm cây dưa lưới bị vàng lá và năng suất phát triển kém. Đất trồng dưa lưới cần thoát nước tốt nhưng độ dinh dưỡng và phù sa trong đất trồng dưa lưới phải đảm bảo thì cây dưa lưới mới có thể phát triển và cho ra năng suất tốt.

Trồng dưa lưới trên ruộng cần đạt những yêu cầu gì?

ky-thuat-trong-dua-luoi-cong-nghe-cao
Trồng dưa lưới trên ruộng cần đạt những yêu cầu gì?

Hạt giống cần được ngâm và ủ đúng thời gian. Hạt giống dưa lưới cần được ngâm ở nước sạch từ 6 – 8 tiếng trước khi ủ, sau khi ngâm thì chúng ta cần ủ hạt giống để hạt giống nứt ra, sau khi nảy mầm thì tiếp tục gieo hạt giống vào đất. Sau 10 ngày thì hạt giống đã có lá, sau khi có lá thì đem trồng vào ruộng. Bạn có thể sử dụng khay ươm hoặc bầu ươm để ươm giống cây dưa lưới. Đối với giàn trồng dưa lưới thì cần có khoảng cách nhất định. Các cây cách nhau 0,5 cm là tốt nhất còn đối với hàng thì cần cách nhau 1,5m mỗi hàng. Một ha đất nên trồng khoảng 25.000 – 26.000 cây để cây có thể phát triển tốt nhất. Nên làm phẳng mặt luống và dùng nilon đen phủ lên mặt luống để tránh tình trạng độ ẩm cao làm hư hại cho quả của cây dưa lưới.

Cách chăm sóc cây dưa lưới khi trồng bằng kỹ thuật cao trên ruộng

Lượng nước tưới cho cây dưa lưới cần phụ thuộc vào các yếu tố như đất, thời tiết và giai đoạn phát triển của cây. Cần tỉa bớt các dây phụ để cây dưa lưới tập trung phát triển dây chính, không cần bấm ngọn cây mà chỉ cần cắt bỏ chèo trên dây chính. Mỗi gốc chỉ nên để một quả và cắt bỏ các chèo trên nhánh trước khi cây ra quả. Đối với cây dưa lưới thì người trồng có thể thả bỏ trên luống của ruộng hoặc có thể bắt giàn. Giàn của cây dưa lưới phải đảm bảo khoảng cách để cây phát triển. Nếu để dưa thả bò trên ruộng thì cần kê quả lên để không bị hỏng và thối quả.

Kết luận

Dưa lưới là loại quả mà người tiêu dùng rất ưa chuộng hiện nay. Để đảm bảo năng suất ra trái của cây dưa lưới thì người trồng cần đảm bảo các kỹ thuật trồng dưa lưới trên ruộng – canh tác để đạt hiệu quả năng suất theo mong muốn. Với những chia sẻ trên Ngọc Thành Farm hy vọng rằng đã mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn.

2 thoughts on “Kỹ thuật trồng cây dưa lưới công nghệ cao trên ruộng

  1. Pingback: Cách phòng trừ sâu bệnh trên dưa lưới - Ngọc Thành Farm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0932920884